Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
85309

AN TOÀN GIAO THÔNG

Ngày 11/08/2021 16:24:34

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu, kéo theo đó là sự đông đúc trên đường giao thông cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của xã hội.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, bao gồm việc chấp hành luật Giao thông đường bộ và phải có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người tham gia giao thông chủ quan, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách, đánh võng, thậm chí còn đua xe trái phép trên đường giao thông. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia dẫn đến không tỉnh táo khi điều khiển phương tiện giao thông, gây tai nạn dẫn đến thiệt hại tính mạng và tài sản của người khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường là hạn hữu, mà chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc.

Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

Đáng tiếc là hiện nay, khi ta tham gia giao thông vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông đường bộ, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành Luật giao thông đường bộ, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những trường hợp như vậy nhất định cần phải bị xử phạt và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
          Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung của Luật An toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. 
          Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí và hệ lụy do tai nạn giao thông gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, Luật An toàn giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức thì nhất định xã hội ngày càng phát triển. Mỗi chúng ta để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức, trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng đừng sử dụng nó như một vật tránh cảnh sát giao thông mà đó chính là đồ bảo vệ tính mạng của chính mình khi tham gia giao thông.

Luật An toàn giao thông đường bộ được ban hành không chỉ để người tham gia giao thông chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường Luật Giao thông đường bộ để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí thích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”, hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho chính mình và người khác ở mọi lúc, mọi nơi.

Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông để người tham gia giao thông thực sự nhận thức được: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ chính mình”, “Đã uống rượu bia không lái xe”, “Nhanh một phút chậm cả đời”,.. An toàn khi tham gia giao thông là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành Luật giao thông đường bộ một cách tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao, tạo được thói quen văn hóa giao thông lành mạnh và an toàn./. Nguồn sưu tầm.

  

AN TOÀN GIAO THÔNG

Đăng lúc: 11/08/2021 16:24:34 (GMT+7)

AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu, kéo theo đó là sự đông đúc trên đường giao thông cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của xã hội.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông, bao gồm việc chấp hành luật Giao thông đường bộ và phải có ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người tham gia giao thông chủ quan, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách, đánh võng, thậm chí còn đua xe trái phép trên đường giao thông. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia dẫn đến không tỉnh táo khi điều khiển phương tiện giao thông, gây tai nạn dẫn đến thiệt hại tính mạng và tài sản của người khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường là hạn hữu, mà chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc.

Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.

Đáng tiếc là hiện nay, khi ta tham gia giao thông vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông đường bộ, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành Luật giao thông đường bộ, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những trường hợp như vậy nhất định cần phải bị xử phạt và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
          Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung của Luật An toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. 
          Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí và hệ lụy do tai nạn giao thông gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, Luật An toàn giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức thì nhất định xã hội ngày càng phát triển. Mỗi chúng ta để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức, trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng đừng sử dụng nó như một vật tránh cảnh sát giao thông mà đó chính là đồ bảo vệ tính mạng của chính mình khi tham gia giao thông.

Luật An toàn giao thông đường bộ được ban hành không chỉ để người tham gia giao thông chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta. Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường Luật Giao thông đường bộ để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí thích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”, hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức, trách nhiệm giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho chính mình và người khác ở mọi lúc, mọi nơi.

Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền về an toàn giao thông để người tham gia giao thông thực sự nhận thức được: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ chính mình”, “Đã uống rượu bia không lái xe”, “Nhanh một phút chậm cả đời”,.. An toàn khi tham gia giao thông là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành Luật giao thông đường bộ một cách tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.

Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao, tạo được thói quen văn hóa giao thông lành mạnh và an toàn./. Nguồn sưu tầm.

  

công khai TTHC