Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
85309

BÀI TUYÊN TRUYỀN Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

Ngày 27/09/2024 10:19:29

BÀI TUYÊN TRUYỀN Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực số phải được chú trọng phát triển. Bài viết làm rõ khái niệm, nội hàm và đặc trưng của nguồn nhân lực số; đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam.

https://a.tcnn.vn/Images/images/88db7844af2ce90dd73b32850051e7fc_L.jpg

 

1. Khái niệm, đặc trưng của nền kinh tế số, nguồn nhân lực số

- Kinh tế số và nội hàm của nó

Nền kinh tế số là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, ở đó các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính. Sử dụng mạng internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động, lấy dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) là nòng cốt và động lực chính để tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nền kinh tế. Nói đơn giản là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra những mô hình kinh doanh mới và giá trị thặng dư siêu ngạch cho nền kinh tế.

Kinh tế số là một quá trình phát triển lâu dài, là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí có sự đột phá để đem lại năng suất và hiệu quả vượt bậc.

Theo nghiên cứu của nhóm cộng tác kinh tế số Oxford thì kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) mà công nghệ số được áp dụng.

Kinh tế số với những đặc trưng như: i) Được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau, bao gồm: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. ii) Tính kết nối/siêu kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì vậy, có thể định nghĩa: nền kinh tế số là nền kinh tế mà các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số; trong đó công nghệ số trên nền tảng phát triển của internet và sự sáng tạo của con người là tài nguyên và nguồn lực chính để vận hành toàn bộ nền kinh tế.

- Nguồn nhân lực số và đặc trưng của nó

Khái niệm “nguồn nhân lực” (Human Resoures) đ­ược hiểu như­ khái niệm “nguồn lực con ng­ười”. Khi đư­ợc sử dụng như­ một công cụ điều hành, thực thi chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ng­ười ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn đ­ược gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư­ợc gọi là lực lượng lao động.

Nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lư­ợng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Xem xét dư­ới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực như­ng những khái niệm này đều thống nhất ở nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con ngư­ời với t­ư cách là yếu tố cấu thành lực l­ượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ đư­ợc xem xét đơn thuần ở góc độ số l­ượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lư­ợng và chất lư­ợng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con ng­ười với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số l­ượng và chất lượng con ng­ười với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Mỗi một nền kinh tế đòi hỏi cần phải có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ của nó, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, tương ứng với nền kinh tế số phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó. Cho nên, có thể hiểu nguồn nhân lực số là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và nền kinh tế số đang và sẽ cần để huy động vào quá trình lao động, sáng tạo.

Nếu như bản chất của nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng tri thức, ở đó vai trò của tri thức được coi là tài nguyên cho sự phát triển của nền kinh tế thì đòi hỏi nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế.

Có thể thấy đặc trưng của nguồn nhân lực số được thể hiện trên các phương diện như:

+ Có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế.

+ Có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới.

+ Có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc.

+ Có khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây được xem như điều kiện đủ và là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số.

Để thỏa mãn các phương diện trên nhất thiết đòi hỏi nguồn nhân lực số phải được đào tạo bài bản và liên tục được đào tạo bổ sung mới.

Nhìn các phương diện trên phản ánh nội hàm nguồn nhân lực số, chúng ta có thể so sánh với khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Về cơ bản giữa nguồn nhân lực số và nguồn nhân lực chất lượng cao có sự đồng nhất trên nhiều phương diện trình độ, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, xét về mặt ngoại diên hay tính đa số về lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao là nhóm tinh hoa trong tháp biểu đồ về nguồn nhân lực, họ chiếm số lượng ít và là nhóm tinh hoa trong tổng số lực lượng lao động xã hội, còn nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, là lực lượng chủ yếu để triển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số, quyết định sự tồn tại của nền kinh tế số, do đó họ là tổng số lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời lực lượng này có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của nền kinh tế.

Mỗi một tổ chức kinh tế đều cần đến nguồn nhân lực đặc trưng để vận hành nó, lực lượng sản xuất bao giờ cũng là cái lõi của một nền kinh tế và quyết định nền kinh tế đó có tồn tại hay không. Hay nói cách khác giữa lực lượng sản xuất với nền kinh tế, giữa nguồn nhân lực với nền kinh tế có mối quan hệ biện chứng quy định lẫn nhau, trong đó sự xuất hiện của nền kinh tế là nguyên nhân quy định sự xuất hiện của nguồn nhân lực và trình độ của lực lượng sản xuất, còn chất lượng nguồn nhân lực, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định đến sự thành công của tổ chức kinh tế đó. Trong xu thế ngày nay, dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự chuyển đổi về mô hình kinh tế của nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế dựa trên tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang từng bước chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức với trụ cột là các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 không ngừng được áp dụng - nền kinh tế số ra đời, từng bước thay thế nền kinh tế truyền thống.

Do đó, để chuyển đổi thành công nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế số, nhất thiết phải có nguồn nhân lực số. Chính vì vậy, song hành với sự chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số ở nước ta là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế, theo đó nguồn nhân lực số ngày càng phát triển chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số lực lượng lao động xã hội. Cho nên, việc phát triển nguồn nhân lực số là tất yếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay.

 

Người thực hiện: Phạm Thị Nam( CCVH-XH)

  

BÀI TUYÊN TRUYỀN Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

Đăng lúc: 27/09/2024 10:19:29 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên là chính sang nền kinh tế dựa trên tài nguyên tri thức với trụ cột là internet và kỹ thuật số. Nền kinh tế số ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực số phải được chú trọng phát triển. Bài viết làm rõ khái niệm, nội hàm và đặc trưng của nguồn nhân lực số; đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực số ở Việt Nam.

https://a.tcnn.vn/Images/images/88db7844af2ce90dd73b32850051e7fc_L.jpg

 

1. Khái niệm, đặc trưng của nền kinh tế số, nguồn nhân lực số

- Kinh tế số và nội hàm của nó

Nền kinh tế số là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, ở đó các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính. Sử dụng mạng internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động, lấy dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) là nòng cốt và động lực chính để tăng năng suất lao động, tối ưu hóa nền kinh tế. Nói đơn giản là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số, sử dụng công nghệ số và dữ liệu số để tạo ra những mô hình kinh doanh mới và giá trị thặng dư siêu ngạch cho nền kinh tế.

Kinh tế số là một quá trình phát triển lâu dài, là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí có sự đột phá để đem lại năng suất và hiệu quả vượt bậc.

Theo nghiên cứu của nhóm cộng tác kinh tế số Oxford thì kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số”, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Kinh tế số bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng,...) mà công nghệ số được áp dụng.

Kinh tế số với những đặc trưng như: i) Được tập hợp trong 3 quá trình xử lý chính đan xen với nhau, bao gồm: xử lý vật liệu, xử lý năng lượng và xử lý thông tin. Trong đó, xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là lĩnh vực dễ số hóa nhất. ii) Tính kết nối/siêu kết nối giữa các chủ thể và chu trình kinh tế nhờ vào các thành tựu của công nghệ thông tin và internet giúp kết nối hóa các nguồn lực, lược bỏ nhiều khâu trung gian và tăng cơ hội tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu.

Vì vậy, có thể định nghĩa: nền kinh tế số là nền kinh tế mà các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số; trong đó công nghệ số trên nền tảng phát triển của internet và sự sáng tạo của con người là tài nguyên và nguồn lực chính để vận hành toàn bộ nền kinh tế.

- Nguồn nhân lực số và đặc trưng của nó

Khái niệm “nguồn nhân lực” (Human Resoures) đ­ược hiểu như­ khái niệm “nguồn lực con ng­ười”. Khi đư­ợc sử dụng như­ một công cụ điều hành, thực thi chiến l­ược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những ng­ười ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn đ­ược gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động đư­ợc gọi là lực lượng lao động.

Nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là lực lư­ợng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội.

Xem xét dư­ới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực như­ng những khái niệm này đều thống nhất ở nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con ngư­ời với t­ư cách là yếu tố cấu thành lực l­ượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ đư­ợc xem xét đơn thuần ở góc độ số l­ượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lư­ợng và chất lư­ợng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con ng­ười với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số l­ượng và chất lượng con ng­ười với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Mỗi một nền kinh tế đòi hỏi cần phải có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ của nó, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, tương ứng với nền kinh tế số phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nó. Cho nên, có thể hiểu nguồn nhân lực số là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và nền kinh tế số đang và sẽ cần để huy động vào quá trình lao động, sáng tạo.

Nếu như bản chất của nền kinh tế số là nền kinh tế dựa trên ứng dụng các công nghệ số, nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng tri thức, ở đó vai trò của tri thức được coi là tài nguyên cho sự phát triển của nền kinh tế thì đòi hỏi nguồn nhân lực số phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ, có tính sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ trong nền kinh tế.

Có thể thấy đặc trưng của nguồn nhân lực số được thể hiện trên các phương diện như:

+ Có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số trong quá trình tương tác của các hoạt động kinh tế.

+ Có khả năng thích ứng trong thời gian nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới.

+ Có tác phong kỷ luật và đạo đức trong công việc.

+ Có khả năng tư duy đột phá trong công việc, hay còn gọi là tính sáng tạo. Đây được xem như điều kiện đủ và là tiêu chí đặc trưng của nguồn nhân lực số.

Để thỏa mãn các phương diện trên nhất thiết đòi hỏi nguồn nhân lực số phải được đào tạo bài bản và liên tục được đào tạo bổ sung mới.

Nhìn các phương diện trên phản ánh nội hàm nguồn nhân lực số, chúng ta có thể so sánh với khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Về cơ bản giữa nguồn nhân lực số và nguồn nhân lực chất lượng cao có sự đồng nhất trên nhiều phương diện trình độ, kỹ năng và phẩm chất, đạo đức. Tuy nhiên, xét về mặt ngoại diên hay tính đa số về lượng thì nguồn nhân lực chất lượng cao là nhóm tinh hoa trong tháp biểu đồ về nguồn nhân lực, họ chiếm số lượng ít và là nhóm tinh hoa trong tổng số lực lượng lao động xã hội, còn nguồn nhân lực số là nguồn nhân lực trong nền kinh tế số, là lực lượng chủ yếu để triển khai và hiện thực hóa nền kinh tế số, quyết định sự tồn tại của nền kinh tế số, do đó họ là tổng số lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời lực lượng này có năng lực làm chủ các thiết bị công nghệ số, vận hành nó trong quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của nền kinh tế.

Mỗi một tổ chức kinh tế đều cần đến nguồn nhân lực đặc trưng để vận hành nó, lực lượng sản xuất bao giờ cũng là cái lõi của một nền kinh tế và quyết định nền kinh tế đó có tồn tại hay không. Hay nói cách khác giữa lực lượng sản xuất với nền kinh tế, giữa nguồn nhân lực với nền kinh tế có mối quan hệ biện chứng quy định lẫn nhau, trong đó sự xuất hiện của nền kinh tế là nguyên nhân quy định sự xuất hiện của nguồn nhân lực và trình độ của lực lượng sản xuất, còn chất lượng nguồn nhân lực, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định đến sự thành công của tổ chức kinh tế đó. Trong xu thế ngày nay, dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0, sự chuyển đổi về mô hình kinh tế của nền kinh tế thế giới từ nền kinh tế dựa trên tài nguyên sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức, thì nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang từng bước chuyển sang nền kinh tế dựa trên nền tảng tri thức với trụ cột là các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 không ngừng được áp dụng - nền kinh tế số ra đời, từng bước thay thế nền kinh tế truyền thống.

Do đó, để chuyển đổi thành công nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế số, nhất thiết phải có nguồn nhân lực số. Chính vì vậy, song hành với sự chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế số ở nước ta là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế, theo đó nguồn nhân lực số ngày càng phát triển chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số lực lượng lao động xã hội. Cho nên, việc phát triển nguồn nhân lực số là tất yếu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay.

 

Người thực hiện: Phạm Thị Nam( CCVH-XH)

  

công khai TTHC