Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
85309

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ATTP

Ngày 09/01/2023 11:07:48

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ATTP XÃ LỘC THỊNH NĂM 2023

 

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Lộc Thịnh năm 2023

 

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 11/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 26/12/2022 của UBND huyện Ngọc Lặc về kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2023.

Uỷ ban nhân xã Lộc Thịnh ban hành Kế hoạch kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn năm 2023, gồm những nội dung sau:

I.      MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.     Mục đích

-    Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP, việc xây dựng, duy trì xã đạt tiêu chí ATTP nâng cao.

-    Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-    Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về ATTP; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, tháo gỡ, nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP của các ban ngành, các cơ quan đơn vị, các thôn, làng, Tổ giám sát thôn, làng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

-    Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

2.     Yêu cầu

-    Công tác kiểm tra phải thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung, tiến độ.

-    Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra.

-     Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, tránh chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót đối tượng; kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, không đúng quy định của pháp luật.

-     Tăng cường trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của đoàn kiểm tra cấp xã; mọi hành vi vi phạm pháp luật về ATTP phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định.


II.     NỘI DUNG KIỂM TRA

1.    Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND , Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm giao

1.1.   Đối tượng kiểm tra:

-     Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.

-     Tổ giám sát thôn, làng.

1.2.   Nội dung kiểm tra:

-     Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP đặt ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

-     Kiểm tra việc duy trì đạt tiêu chí ATTP nâng cao và việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh, của UBND huyện về công tác đảm bảo ATTP.

1.3.   Thời gian và phạm vi kiểm tra: Kiểm tra tại các tổ giám sát thôn, làng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã và các cơ sở thuộc quản lý của UBND huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra) chia làm 03 đợt như sau:

-     Đợt 1: Dự kiến trong Quý I năm 2023, kiểm tra vào dịp tết Nguyên Đán Quý Mão.

-     Đợt 2: Dự kiến trong Quý II năm 2023, kiểm tra vào dịp triển khai tháng hành động vì ATTP.

-     Đợt 3: Dự kiến trong Quý III năm 2023, kiểm tra vào dịp tết Trung thu năm 2023.

1.4.    Tổ chức thực hiện:

           Ban chỉ đạo xã chủ trì, phối hợp với các ngành chuyên môn, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức thực hiện; đảm bảo đúng nội dung, đối tượng, thời gian và phạm vi kiểm tra.

          Phương pháp và quy trình kiểm tra: Kiểm tra các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND , Trưởng Ban Chỉ đạo giao; hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác quản lý ATTP của Ban Chỉ đạo các xã; kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ sở thuộc quyền quản lý của UBND huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra) trên địa bàn.

2.      Kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và dịp tết Trung thu.

2.1.     Đối tượng, phạm vi và thời gian kiểm tra:

         * Kiểm tra trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão mùa Lễ hội Xuân năm 2023.

    - Đối tượng kiểm tra:

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các thực phẩm được người dân sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán (rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, các sản phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn

-      Thời gian kiểm tra: Quý I năm 2023.

           * Kiểm tra trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm:

-      Đối tượng kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm có nguy cơ cao gây mất ATTP (rau, củ quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, các sản phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn .

-      Thời gian kiểm tra: Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 năm 2023.

            * Kiểm tra trong dịp tết Trung thu:

-      Đối tượng kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các thực phẩm được người dân sử dụng nhiều trong dịp tết Trung thu (bánh, kẹo, nước giải khát, thịt, các sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả, các sản  phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn .

-      Thời gian kiểm tra: Dự kiến trong tháng 8, 9 năm 2023.

2.2.     Nội dung kiểm tra:

a)  Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

-      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).

-      Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

-      Kiểm tra kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

-      Điều kiện bảo đảm ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

-      Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

-      Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

-      Nguồn nước dùng để sản xuất thực phẩm.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Các nội dung khác có liên quan.

b)      Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

-      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm); kiểm tra kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống và các hồ sơ khác có liên quan.

-      Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của sở

kinh doanh dịch vụ ăn uống; thực hành ATTP.

-      Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

-      Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn.

-      Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

-      Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Các nội dung khác có liên quan.

2.3.     Tổ chức thực hiện:

a)      Thành lập Đoàn kiểm tra:

Giao Ban chỉ đạo xã chủ trì, phối hợp với các ban ngành, các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND thành lập 01 Đoàn kiểm tra trong mỗi đợt.

b)      Phương pháp và quy trình kiểm tra:

-      Nghe đại diện cơ sở báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP.

-      Thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan.

-      Kiểm tra các điều kiện bảo đảm ATTP.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu thực phẩm chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Lập biên bản kiểm tra, hồ sơ xử lý vi phạm (nếu có).

-      Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra.

3.     Kiểm tra đột xuất

-      Bộ phận chủ trì: BCĐ về vệ sinh ATTP xã.

-      Bộ phận phối hợp: Các ngành chuyên môn, cơ quan đơn vị có liên quan.

-      Ban chỉ đạo xã tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo , Chủ tịch UBND thành lập đoàn kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong các trường hợp sau:

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng về ATTP do tổ chức, công dân phản ánh và cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP đề nghị kiểm tra đột xuất.

+ Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

4.  Lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu

-      Trong quá trình kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, căn cứ tình hình thực tế nguy cơ mất ATTP tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn quyết định việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm mẫu thực phẩm.

           - Kinh phí cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu: Đối với đoàn kiểm tra cấp xã: Kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu từ nguồn ngân sách thường xuyên của địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

  

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ATTP

Đăng lúc: 09/01/2023 11:07:48 (GMT+7)

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ATTP XÃ LỘC THỊNH NĂM 2023

 

 

KẾ HOẠCH

Kiểm tra về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Lộc Thịnh năm 2023

 

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 11/6/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 26/12/2022 của UBND huyện Ngọc Lặc về kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện năm 2023.

Uỷ ban nhân xã Lộc Thịnh ban hành Kế hoạch kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn năm 2023, gồm những nội dung sau:

I.      MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.     Mục đích

-    Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ về ATTP, việc xây dựng, duy trì xã đạt tiêu chí ATTP nâng cao.

-    Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-    Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về ATTP; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, tháo gỡ, nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP của các ban ngành, các cơ quan đơn vị, các thôn, làng, Tổ giám sát thôn, làng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

-    Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

2.     Yêu cầu

-    Công tác kiểm tra phải thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả, đúng nội dung, tiến độ.

-    Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà, làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở sản xuất, kinh doanh được kiểm tra.

-     Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, tránh chồng chéo, trùng lắp, bỏ sót đối tượng; kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, không đúng quy định của pháp luật.

-     Tăng cường trách nhiệm trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP của đoàn kiểm tra cấp xã; mọi hành vi vi phạm pháp luật về ATTP phải được phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định.


II.     NỘI DUNG KIỂM TRA

1.    Kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND , Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm giao

1.1.   Đối tượng kiểm tra:

-     Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã.

-     Tổ giám sát thôn, làng.

1.2.   Nội dung kiểm tra:

-     Kiểm tra tình hình triển khai và kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về ATTP đặt ra tại Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 29/12/2021 của UBND huyện về thực hiện Kết luận số 624-KL/TU ngày 04/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.

-     Kiểm tra việc duy trì đạt tiêu chí ATTP nâng cao và việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, của tỉnh, của UBND huyện về công tác đảm bảo ATTP.

1.3.   Thời gian và phạm vi kiểm tra: Kiểm tra tại các tổ giám sát thôn, làng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã và các cơ sở thuộc quản lý của UBND huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra) chia làm 03 đợt như sau:

-     Đợt 1: Dự kiến trong Quý I năm 2023, kiểm tra vào dịp tết Nguyên Đán Quý Mão.

-     Đợt 2: Dự kiến trong Quý II năm 2023, kiểm tra vào dịp triển khai tháng hành động vì ATTP.

-     Đợt 3: Dự kiến trong Quý III năm 2023, kiểm tra vào dịp tết Trung thu năm 2023.

1.4.    Tổ chức thực hiện:

           Ban chỉ đạo xã chủ trì, phối hợp với các ngành chuyên môn, các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND thành lập Đoàn kiểm tra và tổ chức thực hiện; đảm bảo đúng nội dung, đối tượng, thời gian và phạm vi kiểm tra.

          Phương pháp và quy trình kiểm tra: Kiểm tra các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND , Chủ tịch UBND , Trưởng Ban Chỉ đạo giao; hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác quản lý ATTP của Ban Chỉ đạo các xã; kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ sở thuộc quyền quản lý của UBND huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra) trên địa bàn.

2.      Kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và dịp tết Trung thu.

2.1.     Đối tượng, phạm vi và thời gian kiểm tra:

         * Kiểm tra trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão mùa Lễ hội Xuân năm 2023.

    - Đối tượng kiểm tra:

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các thực phẩm được người dân sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán (rượu, bia, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, các sản phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn

-      Thời gian kiểm tra: Quý I năm 2023.

           * Kiểm tra trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm:

-      Đối tượng kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm có nguy cơ cao gây mất ATTP (rau, củ quả, thịt và các sản phẩm từ thịt, thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản, các sản phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn .

-      Thời gian kiểm tra: Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 năm 2023.

            * Kiểm tra trong dịp tết Trung thu:

-      Đối tượng kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của cấp xã và cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện (Khi được ủy quyền kiểm tra). Tập trung kiểm tra các thực phẩm được người dân sử dụng nhiều trong dịp tết Trung thu (bánh, kẹo, nước giải khát, thịt, các sản phẩm từ thịt, rau, củ, quả, các sản  phẩm thực phẩm khác) và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

-      Phạm vi kiểm tra: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn .

-      Thời gian kiểm tra: Dự kiến trong tháng 8, 9 năm 2023.

2.2.     Nội dung kiểm tra:

a)  Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

-      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).

-      Giấy cam kết bảo đảm ATTP (đối với cơ sở thuộc diện phải ký cam kết).

-      Kiểm tra kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

-      Điều kiện bảo đảm ATTP về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở thực phẩm; thực hành an toàn thực phẩm.

-      Quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm.

-      Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.

-      Nguồn nước dùng để sản xuất thực phẩm.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Các nội dung khác có liên quan.

b)      Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

-      Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm); kiểm tra kiến thức về ATTP đối với chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống và các hồ sơ khác có liên quan.

-      Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của sở

kinh doanh dịch vụ ăn uống; thực hành ATTP.

-      Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.

-      Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn.

-      Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

-      Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Các nội dung khác có liên quan.

2.3.     Tổ chức thực hiện:

a)      Thành lập Đoàn kiểm tra:

Giao Ban chỉ đạo xã chủ trì, phối hợp với các ban ngành, các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND thành lập 01 Đoàn kiểm tra trong mỗi đợt.

b)      Phương pháp và quy trình kiểm tra:

-      Nghe đại diện cơ sở báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP.

-      Thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan.

-      Kiểm tra các điều kiện bảo đảm ATTP.

-      Xét nghiệm nhanh và lấy mẫu thực phẩm chuyển về các đơn vị kiểm nghiệm khi cần thiết.

-      Lập biên bản kiểm tra, hồ sơ xử lý vi phạm (nếu có).

-      Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra.

3.     Kiểm tra đột xuất

-      Bộ phận chủ trì: BCĐ về vệ sinh ATTP xã.

-      Bộ phận phối hợp: Các ngành chuyên môn, cơ quan đơn vị có liên quan.

-      Ban chỉ đạo xã tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo , Chủ tịch UBND thành lập đoàn kiểm tra đột xuất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trong các trường hợp sau:

+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng về ATTP do tổ chức, công dân phản ánh và cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP đề nghị kiểm tra đột xuất.

+ Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

4.  Lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu

-      Trong quá trình kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, căn cứ tình hình thực tế nguy cơ mất ATTP tại nơi được kiểm tra, Trưởng đoàn quyết định việc lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm nghiệm mẫu thực phẩm.

           - Kinh phí cho việc mua mẫu và kiểm nghiệm mẫu: Đối với đoàn kiểm tra cấp xã: Kinh phí mua mẫu, kiểm nghiệm mẫu từ nguồn ngân sách thường xuyên của địa phương và các nguồn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

  

công khai TTHC