Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
85309

AN TOÀN THỰC PHẨM VỀ SX KINH DOANH RƯỢU

Ngày 20/08/2021 10:25:53

AN TOÀN THỰC PHẨM VỀ SX KINH DOANH RƯỢU

Bài tuyên truyền

Tăng cường đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu ngoại, rượu công nghiệp, rượu thủ công năm 2021

          Rượu là thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết truyền thống của người Việt Nam chúng ta, do đó nhu cầu tiêu dùng rượu, bia của người dân trong những ngày này là rất lớn. Đây là thời điểm có nhiều vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu ngoại, rượu thủ công, rượu công nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra phổ biến. Rượu được nấu thủ công nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu không đảm bảo, sản xuất kinh doanh rượu có nồng độ Methanol vượt quy chuẩn cho phép và tồn dư chất gây hại trong sản phẩm rượu còn rất lớn. Rượu ngoại, rượu công nghiệp sử dụng chất phụ gia để sản xuất. Do vậy, tình hình ngộ độc rượu đặc biệt là rượu được sản xuất, chế biến thủ công ngày càng nhiều. Chủ yếu là ngộ độc rượu tại bữa ăn đông người ở các lễ hội, đám cưới, đám giỗ, và trong các ngày lễ tết.

Để tránh tình trạng ngộ độc rượu xảy ra trên địa bàn, đề nghị cơ quan chức năng tích cực cực kiểm tra, giám sát lĩnh vực mình quản lý, tiến hành kiểm tra, giám sát, quản lý riêng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, công nghiệp và rượu nhập khẩu được đóng chai, dán tem... Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên toàn quốc, các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các văn bản quy định để quản lý tận gốc đối với sản phẩm rượu, nhất là rượu do người dân tự nấu, tự chế biến theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh ATTP. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ dưới mọi hình thức. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý thị trường và chính quyền các cấp trong tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

Tuyên tuyền người dân không uống cồn công nghiệp để pha chế rượu vì có thể gây mù mắt và tử vong; không lạm dụng rượu, bia trong ngày tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hoặc rượu ngâm theo kinh nghiệp nhân gian; không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, nguồn gốc ở đâu? có công bố tiêu chuẩn chất lượng hay không? Có đảm bảo các điều kiện về vệ sinh ATTP không?               

Để nhân dân được vui xuân đón tết và bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội trước vấn nạn ngộ độc rượu hiện nay, cần thực hiện các biện pháo sau:

- Người dân tự nhận biết được chất lượng rượu và rượu công nghiệp, rượu ngoại giả bằng cách ngửi hoặc nếm rượu, nếu ngửi rượu có mùi cồn thơm, cay nồng là rượu tốt; còn khi nếm, rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt so với rượu tốt hoặc đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt.

- Người dân nên chọn những cơ sở kinh doanh có uy tín để mua các sản phẩm rượu, khi mua, cần chọn những sản phẩm rượu có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, địa chỉ nhà sản xuất... Đối với rượu truyền thống, nên chọn những nơi có uy tín và lâu năm để tin dùng.

-  Người dân phải biết dừng đúng lúc bởi rượu dù có tốt, đảm bảo chất lượng nhưng khi uống nhiều vẫn gây hại cho sức khỏe của người sử dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phản xạ của não và hành vi cơ thể, sử dụng nhiều có thể gây nghiện và về lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đế gan, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan, ung thư gan, giảm chức năng sinh sản, thúc đẩy quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến não, thần kinh và các vấn đề về tim mạch...     

Tuyên truyền tới các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm rượu ngoại, rượu công nghiệp, rượu thủ công chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc luật an toàn thực phẩm, các thông tư, nghị định quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn.

Hàng năm vào dịp lễ, tết, giỗ, chạp… nhu cầu tiêu thụ rượu bia, thức uống có cồn tăng cao, đồng nghĩa với số lượng người dân bị ngộ độc rượu là rất lớn, Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân có nhận thức đầy đủ về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của con người./.

 

      

 

 

  

AN TOÀN THỰC PHẨM VỀ SX KINH DOANH RƯỢU

Đăng lúc: 20/08/2021 10:25:53 (GMT+7)

AN TOÀN THỰC PHẨM VỀ SX KINH DOANH RƯỢU

Bài tuyên truyền

Tăng cường đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu ngoại, rượu công nghiệp, rượu thủ công năm 2021

          Rượu là thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết truyền thống của người Việt Nam chúng ta, do đó nhu cầu tiêu dùng rượu, bia của người dân trong những ngày này là rất lớn. Đây là thời điểm có nhiều vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu ngoại, rượu thủ công, rượu công nghiệp là hàng giả, hàng kém chất lượng diễn ra phổ biến. Rượu được nấu thủ công nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu không đảm bảo, sản xuất kinh doanh rượu có nồng độ Methanol vượt quy chuẩn cho phép và tồn dư chất gây hại trong sản phẩm rượu còn rất lớn. Rượu ngoại, rượu công nghiệp sử dụng chất phụ gia để sản xuất. Do vậy, tình hình ngộ độc rượu đặc biệt là rượu được sản xuất, chế biến thủ công ngày càng nhiều. Chủ yếu là ngộ độc rượu tại bữa ăn đông người ở các lễ hội, đám cưới, đám giỗ, và trong các ngày lễ tết.

Để tránh tình trạng ngộ độc rượu xảy ra trên địa bàn, đề nghị cơ quan chức năng tích cực cực kiểm tra, giám sát lĩnh vực mình quản lý, tiến hành kiểm tra, giám sát, quản lý riêng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu thủ công, công nghiệp và rượu nhập khẩu được đóng chai, dán tem... Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm rượu trên toàn quốc, các bộ, ngành cần sớm hoàn thiện các văn bản quy định để quản lý tận gốc đối với sản phẩm rượu, nhất là rượu do người dân tự nấu, tự chế biến theo hướng thực hiện nghiêm các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng vệ sinh ATTP. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân trưng bày, kinh doanh các sản phẩm rượu không nhãn mác, không dán tem, không có nguồn gốc, xuất xứ dưới mọi hình thức. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý thị trường và chính quyền các cấp trong tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.

Tuyên tuyền người dân không uống cồn công nghiệp để pha chế rượu vì có thể gây mù mắt và tử vong; không lạm dụng rượu, bia trong ngày tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hoặc rượu ngâm theo kinh nghiệp nhân gian; không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, nguồn gốc ở đâu? có công bố tiêu chuẩn chất lượng hay không? Có đảm bảo các điều kiện về vệ sinh ATTP không?               

Để nhân dân được vui xuân đón tết và bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội trước vấn nạn ngộ độc rượu hiện nay, cần thực hiện các biện pháo sau:

- Người dân tự nhận biết được chất lượng rượu và rượu công nghiệp, rượu ngoại giả bằng cách ngửi hoặc nếm rượu, nếu ngửi rượu có mùi cồn thơm, cay nồng là rượu tốt; còn khi nếm, rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt so với rượu tốt hoặc đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt.

- Người dân nên chọn những cơ sở kinh doanh có uy tín để mua các sản phẩm rượu, khi mua, cần chọn những sản phẩm rượu có đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng, địa chỉ nhà sản xuất... Đối với rượu truyền thống, nên chọn những nơi có uy tín và lâu năm để tin dùng.

-  Người dân phải biết dừng đúng lúc bởi rượu dù có tốt, đảm bảo chất lượng nhưng khi uống nhiều vẫn gây hại cho sức khỏe của người sử dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phản xạ của não và hành vi cơ thể, sử dụng nhiều có thể gây nghiện và về lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đế gan, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan, ung thư gan, giảm chức năng sinh sản, thúc đẩy quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến não, thần kinh và các vấn đề về tim mạch...     

Tuyên truyền tới các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm rượu ngoại, rượu công nghiệp, rượu thủ công chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc luật an toàn thực phẩm, các thông tư, nghị định quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cho các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, chế biến ký cam kết không sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn.

Hàng năm vào dịp lễ, tết, giỗ, chạp… nhu cầu tiêu thụ rượu bia, thức uống có cồn tăng cao, đồng nghĩa với số lượng người dân bị ngộ độc rượu là rất lớn, Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân có nhận thức đầy đủ về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của con người./.

 

      

 

 

  

công khai TTHC